CHIA SẺ

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

CÁCH LÀM CHO CÂY NGỌC LAN RA HOA

Cây Hoa Ngọc Lan là một loại cây ưa sáng, ưa khí hậu nhiệt đới rất dễ trồng và chăm sóc. Thông thường, sau khi trồng 6-12 tháng, cây bắt đầu trổ hoa và sẽ cho hoa vào mùa xuân. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào kỹ thuật chăm sóc, thời tiết. Nếu không được chăm sóc tốt hoặc thời tiết thay đổi quá nhiều khiến thời gian ra hoa không như ý muốn hoặc cây không ra hoa.


Cách làm cho Cây Ngọc Lan ra hoa

Để giúp Cây Ngọc Lan ra hoa như ý muốn bạn cần chú ý chế độ chăm sóc như dưới đây:

Chú ý thời gian trồng Ngọc Lan

Ngọc Lan là loài Cây Cảnh cho hoa vào mùa xuân, vì thế khi trồng cần chú ý không nên trồng quá sớm hoặc quá muộn. Thời điểm trồng thích hợp nhất là vào mùa mưa. Khi trồng cần chú ý không làm tổn thương bộ rễ. Trước khi trồng cần đào hố bỏ phân chuồng. Sau khi trồng cần nén chặt đất, tưới nước, giữ ẩm cho cây.


Chú ý thời gian trồng Ngọc Lan

Chú ý bón phân cho Cây Ngọc Lan

Cây Ngọc Lan cần phân, nhưng không nhiều, trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa. Lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau. Ngọc Lan không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa thu ít tưới, mùa đông không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần.


Chú ý bón phân cho Cây Ngọc Lan

Sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì bạn nên cắt cả cành hoa lẫn cành quả, để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau. Đối với những Cây Ngọc Lan trồng trong chậu thì khoảng vài tháng nên cắt tỉa 1 lần để tạo cân bằng giữa cây và chậu.

Kích thích ra hoa: Thời điểm kích thích để Ngọc Lan ra hoa phù hợp nhất là sau tết âm lịch. Bạn nên bón quanh gốc cây các loại phân bón có tỷ lệ P cao, có thể dùng Lân vi sinh và phun thêm phân bón lá loại kích thích ra hoa như Bloom 10-60-10. Những loại phân này có tác dụng dưỡng cây, dưỡng nụ hoa giúp nảy chồi, nảy hoa nhiều và đồng loạt.

CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY NGỌC LAN

Cây Ngọc Lan từ lâu đã được dùng làm Cây Bóng Mát trồng trong sân vườn, dọc lối đi dạo, trồng thành hàng trên đường phố hay tạo cảnh quan cho các khu dân cư, khu đô thị, khuôn viên bệnh viện… Cây có lá xanh, hoa đẹp với hương thơm lan tỏa làm cho không khí dễ chịu hơn, thoáng đãng và màu sắc hơn.


Cây Ngọc Lan

Cây Ngọc Lan được rất nhiều người lựa chọn trồng làm Cây Cảnh Quan trong vườn nhà. Bởi giống cây này khá dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, cây vẫn có thể mắc phải một số loại sâu bệnh mà người trồng cần chú ý.

Bệnh Đốm Đen

Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh trên cây còn non, bệnh nặng làm cho lá rụng sớm. Trên lá xuất hiện các đốm màu tím đen, rồi lan rộng thành đốm đen, kích thước 2-3mm, có vân vòng, giữa đốm màu trắng xám và nhiều bột nâu xanh.

Cách phòng trừ: Bạn cần tăng cường quản lí, bón phân hoại (phân hữu cơ, phân chuồng), trước lúc hoa nở bón thêm P, K để xúc tiến sinh trưởng. Vệ sinh cây và quét sạch lá rụng và đốt đi. Vào đầu mùa xuân, bạn phun thuốc Boocđô 1%. Sau đó phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3-0,4o Be hoặc Tuzet 0,1%, cách 10 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần


Bệnh Đốm Đen

Bệnh Đốm Xám

Triệu chứng: Ở ngọn lá và mép lá xuất hiện chấm nhỏ màu vàng rồi màu nâu, lan rộng thành đốm nâu và khô dần. Các đốm khô lõm xuống, ở giữa là màu trắng xanh xung quanh có viền nâu và có nhiều chấm đen trên bề mặt đốm. Bệnh do nấm vỏ bào tử gây ra. Bệnh thường phát sinh từ mùa hè cho đến tháng 10 hàng năm.

Phòng trừ bệnh: Do tính chất Bệnh Đốm Xám cũng giống Bệnh Đốm Đen nên cách phòng trừ của 2 loại bệnh này là như nhau. Bạn có thể tham khảo cách phòng trừ Bệnh Đốm Xám bên trên.

Bệnh Đốm Than

Triệu chứng: Trên lá xuất hiện chấm nhỏ, lớn lên thành đốm nâu tím, giữa đốm màu vàng xám, kích thước 6-10mm, các đốm liền nhau thành đốm lớn. Giữa đốm có vân vòng màu vàng nâu. Trên đốm có chấm nhỏ màu đen. Bệnh phát sinh khi trời nhiều mưa, tháng 6-9, độ ẩm càng cao bệnh càng nặng.

Cách phòng trừ: Bạn cắt bỏ lá bệnh đốt đi, trước bệnh phun Boocđô 1%, sau phát bệnh phun Daconil 0,2% và phun liên tục 2-3 lần cách nhau 10 ngày.

Rệp Đài Loan


Rệp Đài Loan

Triệu chứng: Hình thành bột trắng xám trên cành lá, chồi non, rệp thường gây hại vào tháng 3, mạnh nhất vào tháng 4,5, tháng 6,7 giảm dần, tháng 8,9 lại gây hại đến tháng 11.

Cách phòng trừ: Phun thuốc Rogor, DDVP, Malathion 0,03% có thể phòng trừ hiệu quả, hoặc dùng chế phẩm Bacillin pha loãng 500 lần.

Rệp Sáp Cockerelli

Triệu chứng: Rệp Sáp Cockerelli sẽ làm lá rụng sớm, rệp đẻ trứng vào cuối tháng 3, cuối tháng 6, cuối tháng 9.

Phòng trừ bệnh: Trong kỳ trứng nở bạn phun thuốc Rogor 0,2%, Furadan; tỉa bớt cành lá quá dày, tăng cường tưới nước và phân để thông thoáng gió, tăng sức chống chịu sâu hại.

Ve Sáp Ngài Trắng

Triệu chứng: Loại sâu bệnh nãy sẽ hút nhựa cành non làm cho cành non sinh trưởng chậm, lá non xoăn lại, cây sinh trưởng yếu. Chúng thường gây hại lúc thời tiết ấm áp vào những tháng đầu năm và khi trời bắt đầu mùa mưa.

Phòng trừ sâu bệnh: Bạn cắt tỉa cành sâu, phun DDVP 0,05% có hiệu quả tốt nhất hoặc Malathion 0,1%.

Ngoài ra, Cây Ngọc Lan cũng có thể bị một số loại sâu bệnh khác như Ngai Đục Gỗ, Sâu Bướm, Bọ Trĩ, Nhện Lá… gây hại. Tùy vào mức độ gây hại của sâu bệnh, bạn liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn và khắc phục kịp thời nhé!

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY NGỌC LAN SAU KHI TRỒNG

Cây Hoa Ngọc Lan dễ trồng và dễ chăm sóc. Các bước chăm sóc loài cây này cũng không khác nhiều so với những loại Cây Cảnh Quan khác. Các công đoạn chăm sóc gồm tưới nước, bón phân, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh.



Cách chăm sóc Cây Ngọc Lan

Chăm sóc giai đoạn đầu

Đối với giai đoạn đầu khi cây còn yếu, bạn nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây, điều này dễ làm cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.

Cách bảo vệ cây ở giai đoạn sau khi trồng: Bạn nên cắm một chiếc cọc định vị cho cây khỏi đổ. Đối với cây trồng cảnh quan đô thị, trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), thì cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.


Chăm sóc Cây Ngọc Lan giai đoạn đầu

Tưới nước cho cây vào buổi sáng và chiều muộn. Ngọc Lan không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa mưa không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần.

Chăm sóc từ những năm sau

Từ năm thứ 2 trở đi, ngoài việc bảo vệ, tưới nước cho cây bạn cần chú ý bón phân, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh cho Cây Ngọc Lan.


Chăm sóc Cây Ngọc Lan giai đoạn sau

Cây Ngọc Lan không cần nhiều phân bón, đối với cây mới trồng nếu có chất đất tốt và được bón lót ban đầu thì bạn không cần phải bón phân. Trong trường hợp quan sát thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần bổ sung mỗi gốc từ 100-150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng. Khi cây lớn ổn định trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa, lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau.

Cắt tỉa: Khả năng thành sẹo của Ngọc Lan rất kém, không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra, sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA NGỌC LAN TRẮNG

Cây Hoa Ngọc Lan Trắng là một trong những Giống Ngọc Lan được trồng khá phổ biến ở nước ta. Loài hoa này được trồng với số lượng nhiều hơn cả so với các Giống Ngọc Lan còn lại. Giống Ngọc Lan Trắng khá dễ trồng và nếu tuân thủ đúng các kỹ thuật được hướng dẫn dưới đây thì bạn sẽ nhanh chóng có được những Cây Hoa Ngọc Lan đẹp như ý muốn.


Cây Hoa Ngọc Lan Trắng

Tiêu chuẩn chọn cây giống và thời điểm trồng


Khi Mua Cây Giống Hoa Ngọc Lan Trắng bạn nên chọn những cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm. Nếu trồng ở những không gian rộng lớn thì có thể tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.


Tiêu chuẩn chọn cây giống và thời điểm trồng Cây Ngọc Lan

Thời điểm trồng: Bạn nên trồng vào đầu mùa mưa, cây sẽ phát triển nhanh và không bị chết. Ngọc Lan là loài Cây Cảnh xem hoa vào mùa xuân, khi trồng cần chú ý không nên trồng quá sớm hoặc quá muộn, trước khi cây nảy chồi 10 ngày hoặc khi hoa tàn phải trồng ngay.

Kỹ thuật trồng Cây Hoa Ngọc Lan Trắng

Cây Ngọc Lan có thể trồng trong chậu, trồng ở đất ngoài vườn đều được. Tuy nhiên, khi trồng ở mỗi một nơi lại có những lưu ý riêng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn kỹ hơn về kỹ thuật trồng Ngọc Lan ngoài đất vườn.

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị đất trồng, nên chọn nơi đất cao, tầng đất canh tác dày, đất không chua mặn, vồng cây phải cao hơn mặt vườn để tránh cho cây bị chết úng. Tiếp theo, bạn tiến hành đào hố có kích thước lớn hơn bầu cây và cho vào 1 lớp phân chồng hoai và phân NPK.


Kỹ thuật trồng Cây Hoa Ngọc Lan Trắng

Cách trồng:
Bạn xé bầu trước khi trồng, đặt cây vào hố, miệng bầu phải ngang với mặt hố, cho đất vào nén chặt xung quanh và lấp bằng mặt đất. Sau đó nén chặt đất và tưới đẫm nước cho cây. Khi trồng cần chú ý không làm tổn thương bộ rễ.

Trồng xong nên cắm một chiếc cọc định vị cho cây khỏi đổ, vì lúc này bộ rễ cây còn rất yếu. Nếu bị đổ, cây gãy rễ là chết. Trồng cây lớn cao trên 1,2m thì cần phải có khung sắt hoặc cây gỗ bảo vệ và có cây chống đỡ cho cây.

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

CÂY NGỌC LAN TRỒNG TRONG CHẬU CÓ ĐƯỢC KHÔNG

Cây Hoa Ngọc Lan không chỉ là một loại Cây Ngoại Cảnh đẹp, cây được trồng trong vườn nhà, dọc lối đi, khu đô thị… mà chúng còn được trồng trong chậu làm Cây Cảnh, Cây Bonsai cũng rất thịnh hành. Tuy nhiên, trồng Cây Ngọc Lan trong chậu đòi hỏi công sức chăm sóc nhiều hơn.


Cây Ngọc Lan

Lưu ý khi trồng Cây Ngọc Lan trong chậu

Trồng Cây Ngọc Lan trong chậu đòi hỏi dày công chăm sóc hơn là khi trồng ngoài vườn. Vì thế, nếu bạn trồng Cây Ngọc Lan trong chậu, thì phải cho đầy đủ đất tốt, phân chuồng hoại vào đất trộn đều và cho vào chậu.

Lựa chọn chậu trồng: Nên lựa chọn những loại chậu có kích thước to để giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ nhanh cho hoa hơn.


Lưu ý khi trồng Cây Ngọc Lan trong chậu

Trong quá trình chăm sóc cây cần chú ý bón phân định kỳ và phải chú ý lỗ thoát nước phải thông để tránh chậu bị úng nước, cây sẽ chết. Đặc biệt, khi trồng trong chậu thì khoảng vài tháng nên cắt tỉa 1 lần để tạo cân bằng giữa cây và chậu.

Cung cấp đủ ảnh sáng và độ ẩm

Cây Ngọc Lan là loại cây thường xanh, lá xanh quanh năm. Cây ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn. Lưu ý ở giai đoạn đầu mới trồng khi cây còn yếu, bạn nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây, điều này dễ làm cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.


Cung cấp đủ ảnh sáng và độ ẩm cho Cây Ngọc Lan

Những chậu trồng Cây Ngọc Lan thường không ưa nhiều nước, nhưng vẫn cần đủ độ ẩm, vào mùa thu cây cần ít nước, mùa đông không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần.

Khả năng thành sẹo của Ngọc Lan rất kém, nên không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra, sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả, để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau.

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

CÓ NÊN TRỒNG CÂY HOA NGỌC LAN TRONG VƯỜN NHÀ

Hoa Ngọc Lan không chỉ là loài hoa đẹp có hương thơm tinh khiết, mà còn là loại hoa có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, linh thiêng. Vì thế, loài hoa này được trồng phổ biến ở nhiều nơi, từ các công trình tâm linh, công trình công cộng đến khuôn viên nhà riêng của các gia đình.


Hoa Ngọc Lan Trắng

Cây Ngọc Lan – loại Cây Ngoại Cảnh đẹp 

Cây Ngọc Lan thích hợp nơi có nhiều ánh nắng, có thể trồng cây thành hàng hay trồng đơn lẻ từng cây tạo bóng mát trong sân vườn nhà đều được. Riêng đối với nhà đô thị chỉ cần trồng một Cây Sứ Ngọc Lan trang trí sân vườn vừa tạo bóng mát vừa cho hoa thơm cả nhà.


Cây Ngọc Lan – loại Cây Ngoại Cảnh đẹp

Cây Hoa Ngọc Lan thường trổ hoa 2 lần/ năm nhưng có lá xanh quanh năm, rất thích hợp để trồng làm Cây Bóng Mát. Sau mỗi ngày làm việc được thả hồn dưới bóng Cây Ngọc Lan thưởng thức hương Ngọc Lan thơm mát giúp ta thư thái và sảng khoái tâm hồn.

Hoa Ngọc Lan với nhiều công dụng


Hoa Ngọc Lan trồng trong vườn nhà còn được dùng để thờ cúng trong ngày lễ, ngày rằm hoặc thả vào tô nước để trưng bày trang hoàng cho phòng cưới, nhiều nước dùng lấy hương sản xuất nước hoa, tinh dầu và kem chải tóc.

Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, Hoa Ngọc Lan trắng thường được phụ nữ dùng cài lên mái tóc vào những dịp lễ hội.

Trong nền y học truyền thống Châu Á, các sản phẩm từ Cây Ngọc Lan còn dùng để chữa bệnh.


Hoa Ngọc Lan với nhiều công dụng

Theo đó, Có thể dùng nước ép hay nước sắc của Hoa Ngọc Lan được dùng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da hỗ trợ điều trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt.

Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ Cây Sứ Ngọc Lan Trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh… Ở Ấn Độ, Hoa của Ngọc Lan Vàng được dùng hỗ trợ điều trị ung thư vùng bụng.

Gỗ Cây Hoa Ngọc Lan nhiều năm tuổi còn được khai thác để chế biến đồ nội thất. Gỗ Ngọc Lan cũng rất cứng và thẳng nên sử dụng được vào nhiều mục đích khác nhau và được nhiều người ưa chuộng.

CÂY NGỌC LAN NÊN TRỒNG Ở ĐÂU?

Cây Ngọc Lan có nguồn gốc từ Ấn Độ, loài cây này du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài thuộc chi Ngọc Lan, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến khắp nước từ trường học đến công viên, chùa chiền hay tại mỗi gia đình vì hoa thơm nồng.


Cây Ngọc Lan nên trồng ở đâu

Về mục đích sử dụng, Cây Ngọc Lan được trồng ở nhiều công trình

Vẻ đẹp giá trị nhất của Cây Ngọc Lan là có lá xanh quanh năm, hoa đẹp, có mùi thơm tinh khiết. Vì thế, loài cây này được nhiều công trình lựa chọn trồng. Đặc biệt Cây Sứ Ngọc Lan được trồng nhiều ở các đền, chùa…

Từ trường học, công viên, khu đô thị, vỉa hè đường phố, sân vườn nhà…tại nhiều tỉnh thành người ta cũng ưa chuộng trồng loại cây này. Bởi loài cây này không chỉ đẹp mà chúng còn dễ trồng, dễ chăm sóc.


Về mục đích sử dụng, Cây Ngọc Lan được trồng ở nhiều công trình

Ngọc Lan là cây ưa nhiệt độ ẩm nên rất thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Cây còn được trồng trong các chậu cảnh dùng làm Cây Cảnh, Cây Bonsai cũng rất được ưa chuộng.

Về địa lý, Cây Ngọc Lan trồng nhiều ở Đồng Bằng Nam Bộ

Cây Ngọc Lan mang đến cho người trồng những giá trị về cả tinh thần lẫn vật chất. Trồng Ngọc Lan có hoa để ngắm, người ta còn dung Hoa Ngọc Lan để chưng cất dầu thơm, chế nước hoa. Đặc biệt gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp.


Về địa lý, Cây Ngọc Lan trồng nhiều ở Đồng Bằng Nam Bộ

Tại các tỉnh Đồng Bằng Nam Bộ người dân trồng rất nhiều loại cây này, phần vì nó thích hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên nơi đây, phần vì từ rất lâu người dân đã có thói quen trồng loại cây này trong nhà. Vì thế, hầu hết mỗi gia đình đều trồng một vài Cây Ngọc Lan trong sân vườn.

CÂY HOA NGỌC LAN TRONG PHONG THỦY

Cây Hoa Ngọc Lan một trong những loài cây đẹp, tỏa hương thơm ngát. Cây được trồng ở nhiều nơi trong cả nước, từ những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, cho tới những điểm vui chơi như công viên, hay trong chính vườn nhà. Tuy vậy, ý nghĩa của Cây Ngọc Lan trong phong thuỷ thì không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của Cây Ngọc Lan trong phong thủy trong bài viết dưới đây.


Cây Hoa Ngọc Lan trong phong thủy

Cây Ngọc Lan – biểu tượng cho sự linh thiêng

Khi nói về ý nghĩa của Cây Ngọc Lan trong phong thuỷ, rất nhiều các nhà phong thuỷ đều lưu ý rằng, đây là loài cây được trồng nhiều trong các đình, chùa, miếu, mạo.

Không chỉ riêng Việt Nam, mà tại Ấn Độ, Thái Lan, hay những quốc gia lấy Phật giáo làm tín ngưỡng tôn giáo chính, Ngọc Lan được trồng phổ biến trong những địa điểm linh thiêng, tín ngưỡng.


Cây Ngọc Lan – biểu tượng cho sự linh thiêng

Người ta tin rằng, Cây Ngọc Lan với thân gỗ vững chãi và cao lớn, cùng hương hoa thơm thuần khiết rất phù hợp để trồng ở những nơi cần sự thanh tịnh, ổn định.

Cây Ngọc Lan – biểu tượng của sự tốt lành

Ngọc Lan còn được cho là mang tới những luồng năng lượng dịu nhẹ, giảm những năng lượng xấu có tính bất ổn, gây ra sợ hãi hoặc cảm giác không an toàn. Vì thế, Cây Ngọc Lan được nhiều người lựa chọn trồng trước cửa nhà hoặc trồng dọc theo lối đi.


Cây Ngọc Lan – biểu tượng của sự tốt lành

Ngoài ra, Cây Ngọc Lan trong phong thuỷ cũng giữ một vị trí khá đặc biệt khác. Ở một số nơi, một tô nước trong vắt có điểm một Bông Ngọc Lan là biểu trưng cho một dịp trang trọng như trang hoàng phòng cưới, làm tân gia, hoặc lễ lạt trong gia đình.

Đặc biệt, nhiều nơi vẫn giữ thói quen cài một Bông Ngọc Lan lên tóc để trang trí, lấy may mắn trong những dịp lễ quan trọng.

Chính bởi vì vẻ đẹp và hương thơm kỳ diệu đó, mà Cây Hoa Ngọc Lan là một chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc hay thi ca nổi tiếng, đặc biệt là trong dòng văn học hiện đại – hậu hiện đại.