CHIA SẺ

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY NGỌC LAN SAU KHI TRỒNG

Cây Hoa Ngọc Lan dễ trồng và dễ chăm sóc. Các bước chăm sóc loài cây này cũng không khác nhiều so với những loại Cây Cảnh Quan khác. Các công đoạn chăm sóc gồm tưới nước, bón phân, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh.



Cách chăm sóc Cây Ngọc Lan

Chăm sóc giai đoạn đầu

Đối với giai đoạn đầu khi cây còn yếu, bạn nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây, điều này dễ làm cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.

Cách bảo vệ cây ở giai đoạn sau khi trồng: Bạn nên cắm một chiếc cọc định vị cho cây khỏi đổ. Đối với cây trồng cảnh quan đô thị, trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), thì cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.


Chăm sóc Cây Ngọc Lan giai đoạn đầu

Tưới nước cho cây vào buổi sáng và chiều muộn. Ngọc Lan không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa mưa không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần.

Chăm sóc từ những năm sau

Từ năm thứ 2 trở đi, ngoài việc bảo vệ, tưới nước cho cây bạn cần chú ý bón phân, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh cho Cây Ngọc Lan.


Chăm sóc Cây Ngọc Lan giai đoạn sau

Cây Ngọc Lan không cần nhiều phân bón, đối với cây mới trồng nếu có chất đất tốt và được bón lót ban đầu thì bạn không cần phải bón phân. Trong trường hợp quan sát thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần bổ sung mỗi gốc từ 100-150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng. Khi cây lớn ổn định trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa, lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau.

Cắt tỉa: Khả năng thành sẹo của Ngọc Lan rất kém, không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra, sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau.